Viêm gan do siêu vi C (HCV) gây nên qua các con đường con đường lây nhiễm như sau:
- Thông qua truyền máu hoặc chế phẩm của máu
- Dùng chung kim tiêm
- Tai nạn nghề nghiệp đối với nhân viên y tế
- Đường tình dục, chủ yếu qua tổn thương ở cơ quan sinh dục
- Mẹ truyền sang con
- Xăm mình, xỏ lỗ tai
- Không rõ nguyên nhân 30-40%
Tỉ lệ nhiễm viêm gan siêu vi C trong cộng đồng Việt Nam ước tính khoảng 1-5%. Về diễn tiến bệnh, có khoảng 15% bệnh nhân tự khỏi sau khi nhiễm bệnh, 85% còn lại chuyển sang nhiễm virút mãn tính. Trong số các bệnh nhân nhiễm mãn tính này có khoảng 20% bệnh nhân chuyển sang sơ gan và ung thư gan nhanh, 80% còn lại có diễn tiến bệnh chậm. Cho đến nay vẫn chưa có vaccine tiêm ngừa phòng nhiễm siêu vi C.
Để xác định nhiễm viêm gan siêu vi C thường người khám sức khỏe được thực hiện chỉ tiêu Anti HCV tìm kháng thể kháng HCV. Tuy nhiên, kết quả chỉ cung cấp thông tin về việc có nhiễm viêm gan C không thể nói chính xác tình trạng hiện nhiễm và tác động của vi rút này lên gan.
Do vậy bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung như sau:
- Ag HCV: kháng nguyên viêm gan C, cho biết chính xác hiện có nhiễm HCV hay không.
- HCV RNA: cũng là một xét nghiệm tìm kháng nguyên và cho biết chính xác nồng độ của vi rút này trong máu.
- Chức năng gan: SGOT, SGPT, GGT; công thức máu để đánh giá tình trạng của gan.
- Siêu âm bụng (gan): xem xét có sự hiện diện của u gan hay không
- Định tuýp di truyền viêm gan C: phục vụ cho việc xác định phác đồ điều trị.
Điều trị viêm gan C có tỉ lệ thành công tương đối cao khoảng 60-80% trường hợp nhiễm bệnh có thể chữa khỏi.
ThS. Lê Chí Thanh